Tiêu chuẩn lắp đặt ống gió và kênh phân phối gió

Chất lạnh trong hệ thống kho lạnh
Công ty điện lạnh Quang Tùng

Trong xây dựng ngành công nghiệp điện lạnh thì tiêu chuẩn lắp đặt ống gió và kênh phân phối gió chiếm vai trò vô cùng quan trọng. Hãy tìm hiểu thêm dưới bài viết này.

Khái quát

– Theo mục đích của bản quy cách kỹ thuật này thì các định nghĩa sau đây sẽ được ứng dụng:

· “Đường ống có áp suất thấp” có nghĩa là mỗi đường ống cung cấp không khí phải có áp suất tĩnh trong ống không > 500 Pa và tốc độ không > 12 m/s.

· Mỗi đường ống gió phải được làm bằng tole có tráng kẽm.

Các kích thước.

– Mọi kích thước của đường ống thể hiện trên các bản vẽ là kích thước bên trong nhỏ nhất để không khí đi qua, có nghĩa là bên trong phần cách âm nếu có.

– Khi các khối lượng không khí được cấp bằng thiết bị do nhà thầu lắp đặt lớn hơn các khối lượng thiết kế thì nhà thầu phải sửa đổi các kích thước của ống dẫn để duy trì các tốc độ của không khí trong ống đã thiết kế và các sửa đổi này phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật được mô tả dưới đây.

– Khi nhà thầu muốn thay đổi kích cỡ của ống dẫn từ các kích thước thể hiện trên các bản vẽ để việc cắt thép tấm tiết kiệm hơn hoặc để tránh gây ra vật cản thì nhà thầu phải cung cấp các yêu cầu sau:

· Đường ống do nhà thầu thiết kế có công suất không bị giảm và tổng số lực cản ma sát không lớn hơn lực cản của đường ống đã được quy định.

· Nhà thầu chịu trách nhiệm đảm bảo rằng kích thước của đường ống khi được thay đổi sẽ không gây trở ngại cho kết cấu của tòa nhà hoặc bất kỳ công việc lắp đặt nào khác.

· Việc thay đổi này phải được đơn vị tư vấn giám sát chấp thuận.

Đường ống làm bằng kim loại tấm.

– Mọi ống dẫn bằng kim loại tấm phải được cuốn bằng máy và không có chỗ cong vênh và gợn sóng. Ở mọi điểm uốn và dịch chuyển, các thay đổi kích cỡ và chiều của ống phải thực hiện dần dần với góc tối đa là 15­­­­0, trừ khi được thể hiện khác đi. Ở nơi sử dụng các đoạn uốn vuông góc thì phải kết hợp với các tấm cuốn có độ dày gấp đôi. Việc tận dụng có thể thực hiện bằng cách biến đổi ống quanh chướng ngại vật, các giới hạn cục bộ tại các dầm …., với điều khiển đảm bảo tránh được tiếng ồn và đảm bảo tính năng động.

Phụ kiện lắp ống nối.

a) Các mối nối:

– Tất cả các mặt bích, kết cấu thép dùng cho các mối nối và giá đỡ phải được nhúng kẽm.

b) Đệm kín mối nối hệ thống ống:

– Việc lắp đối với mối nối bích nằm ngang phải có kèm miếng đệm hoặc vật liệu khác được chấp thuận với độ dày không nhỏ hơn 5mm.

– Chất đệm kín những mối nối dọc và nối trượt phải là loại Silicon.

c) Các cánh chỉnh và bộ đảo hướng:

– Các cách chỉnh và bộ đảo hướng phải được bố trí bên trong các ống tại những vị trí yêu cầu. Đặc biệt, chúng phải được bố trí tại tất cả những chỗ uốn cong có bán kính cong mặt trong nhỏ hơn chiều rộng ống và cũng bố trí ở chỗ thay đổi tiết diện có góc không vượt quá 300. Chúng cũng phải có dạng khí động nghĩa là có hai lớp cánh để đảm bảo việc thay đổi hướng dòng hoàn toàn tại điểm đặt, với các cách đổi hướng có bán kính và khoảng cách được chọn đảm bảo vận tốc gió đều tại chỗ uốn cong.

Ống mềm

– Tất cả ống mềm phải thuộc loại xoắn ốc bằng nhôm có lớp cách nhiệt đúng thương hiệu và quy cách trong báo giá và cotaloge đính kèm hồ sơ được công ty giám sát chấp thuận và phải phù hợp với công việc và áp lực theo yêu cầu cho từng hệ thống riêng biệt.

– Các ống mềm phải theo đúng các yêu cầu của cơ quan phòng cháy chữa cháy.

– Ống mềm phải được lắp đặt vào tất cả các vị trí chỉ ra trong các bản vẽ và các nơi nào khác cần thiết để khử sự truyền rung động.

– Tất cả những chỗ uốn cong trong hệ thống ống mềm phải theo chỉ dẫn của nhà sản suất và có bán kính cong theo đường tim không nhỏ hơn 1,5 lần bán kính của ống. Các chỗ uốn cong bị biến dạng hoặc hư hỏng vì bất cứ nguyên do nào trong quá trình lắp đặt phải được thay thế mới.

– Tất cả các mối nối giữa chiều đi của ống mềm phải được thực hiện bằng các đầu nối ngắn của ống gió tròn bằng tole tráng kẽm để tạo thành một mối nối co giãn.

– Các mối nối mềm phải được đệm kín bằng cổ dê loại đường kính lớn hoặc loại tương đương được chấp thuận, ngoại trừ các đai kẹp có đinh ốc siết liên tục hoặc tương đương được Công ty Giám sát chấp thuận, số còn lại chỉ để dùng trong trường hợp áp lực thấp. Không được sử dụng các đinh tán hoặc đinh vít kim loại tự siết.

– Ống mềm phải được đỡ đầy đủ bằng những quai treo được bố trí cách khoảng tối thiểu theo tim, để ngăn ngừa độ võng quá mức và tuân theo đúng những chỉ dẫn của nhà sản xuất. Ống gió mềm không được bố trí đè lên trần hoặc hệ thống treo khác.

Tất cả hệ ống mềm phải kín và độ rò rỉ được thử nghiệm theo đúng các yêu cầu của điều khiển kỹ thuật này.

Bảo ôn cho ống dẫn không khí bằng tole

– Đối với hệ thống ống dẫn không khí lạnh, Nhà thầu phải cung cấp và lắp đặt bảo ôn cho các đường ống bằng vật liệu cách nhiệt phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật đã được đề ra. Tất cả chất cách nhiệt phải theo đúng yêu cầu của NFPA và Cơ quan phòng cháy chữa cháy.

– Cách nhiệt phải thuộc loại sợi thủy tinh nửa cứng 32kg/m3 có độ dẫn nhiệt không lớn hơn 0.034W/mK ở 20oC và được sản xuất theo tiêu chuẩn.

– Chất cách nhiệt phải là loại màng nhôm ngăn ẩm ở phía ngoài có gia cường bằng sợi. Lưới sợi gia cường không lớn hơn 10mm x 10mm.

– Hệ thống ống phải được cách nhiệt từ các giá treo và thanh đỡ.

– Sợi thủy tinh phải được dán dính với ống bằng keo dán chống cháy. Keo dán phải được dán sao cho chất cách nhiệt áp vào một ống một cách đồng nhất và chắc chắn.

– Đối với các ống rộng đến 450mm, chất cách nhiệt phải được phủ quanh ống. Đối với các ống nằm ngang trên 450mm, phải gắn đinh kim loại trên bề mặt đáy với khoảng cách 400mm. Sau đó chất liệu cách nhiệt phải được phủ quanh ống thẳng đứng > 450mm, các chốt phải được cắt bỏ sau khi đã dùng kẹp. Miếng ngăn ẩm phải được đệm kín hoàn toàn bằng mastic hoặc bằng keo nhôm ở nơi các chốt xuyên qua.

– Tất cả các khớp nối phải được đệm kín bằng băng keo nhôm rộng ít nhất 75mm để tạo ra màng ngăn ẩm liên tục bên ngoài. Trước khi dán loại này, tất cả bề mặt tiếp xúc màng ngăn ẩm phải được chùi sạch bụi và dầu nhờn bằng cách dùng vải và dung môi thích hợp theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất.

– Tất cả chất cách nhiệt đường ống phải phủ kín mặt bích, phải được áp dụng để tạo thành một màng ngăn ẩm và nhiệt liên tục không có khoảng hở, lỗ hổng và các khe hở. Phải quan tâm thực hiện để đảm bảo độ dày tối thiểu quy định được duy trì tại các góc, chỗ nhô ra ….

– Không gắn lớp cách nhiệt cho đến khi ống gió đã được thử xì như quy định.

– Phải gắn cách nhiệt tất cả để tạo ra một mặt phẳng đồng nhất và phẳng. Tất cả các đoạn cong phải đồng tâm, và phù hợp chính xác với độ dày. Độ nhảy bậc và gợn sóng trong bề mặt không thể chấp nhận được. Phải bỏ đi bất cứ phần nào hoặc tấm ốp nào có cạnh hoặc mép bị hỏng.

– Tất cả lớp cách nhiệt phải gắn sát với các bề mặt được bao phủ, tất cả tấm ốp và các đoạn cắt phải được xây kín. Các gờ nối đầu được liên kết mộng, vạt cạnh hoặc tạo hình theo yêu cầu. Các kẽ hở nhỏ sót lại trong lớp cách nhiệt phải được lấp đầy và chèn kín.

– Lớp cách nhiệt phải được ốp trên mặt phẳng sạch và khô, không có tạp chất như dầu, nhớt, rỉ sắt, lớp gỉ hoặc bùn. Phải sử dụng dụng cách nhiệt sạch và khô. Nói chung lớp cách nhiệt phải ốp theo đúng đề xuất của nhà sản xuất.

– Phải bố trí cách nhiệt liên tục tất cả khủy nối, các mối nối cách nhiệt phải được bố trí xen kẽ đối với các mối nối trên hệ thống đường ống được gắn. Màng ngăn ẩm được bịt kín quanh tất cả giá treo hoặc những chỗ nhô ra trong quá trình cách nhiệt.

Miệng gió

– Tất cả miệng tán gió, bộ chỉnh gió, miệng lưới gió, phải đúng thương hiệu và xuất như như báo giá đính kèm hợp đồng và cataloge (đúng yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ thầu)… và những Phụ tùng khác phải thuộc loại được chấp thuận bằng những văn bản và như được chỉ ra trong các bản vẽ của hệ thống. Nhà thầu phải trình duyệt với đại diện chủ đầu tư và công ty giám sát.

– Các bộ chỉnh gió loại có cánh ngược nhau được bố trí kèm với tất cả miệng tán gió, miệng lưới gió cấp, hồi và hút để điều khiển lưu lượng gió. Miệng gió phải có dáng và màu sơn được chọn lựa phù hợp với kiến trúc nội thất.

– Mẫu của mỗi loại miệng gió được cung cấp phải được trình để chấp thuận. Các mẫu được cung cấp phải có lớp hoàn thiện được quy định và theo các màu sắc được chỉ định và được lưu trữ cho đến khi hoàn thành dự án. Tất cả miệng gió được lắp đặt phải phù hợp với các mẫu được cung cấp về chất lượng hoàn thiện và về màu sắc.

– Tất cả bộ chỉnh gió nếu được gắn bên cạnh miệng lưới gió và miệng tán gió phải được sơn đen hoàn thiện.

– Các bộ chỉnh gió cánh ngược nhau phải có các cánh liên kết với nhau theo từng đọan có găn vít điều chỉnh vận hành. Nếu chúng được gắn lên trên mặt sau của miệng gió các vít có thể bắt vào các cánh của ống ra đó. Nếu chúng được đặt ở mặt sau của miệng gió, thì có điều chỉnh bằng cách tháo bộ chỉnh gió hoặc lưới gió.

– Các miệng gió phải được cố định bằng các ốc chìm. Loại nổi không được chấp nhận.

– Các yêu cầu chính cho miệng gió cấp cho điều hòa không khí:

· Loại thích hợp lắp đặt trên trần giả

·Được sơn tĩnh điện màu trắng (sẽ được quyết định bởi Chủ đầu tư và giám sát)

– Các yêu cầu chính cho miệng gió hồi cho điều hòa không khí:

· Loại thích hợp lắp đặt trên trần giả hoặc trực tiếp trên đường ống gió

· Các cánh có thể điều chỉnh được góc độ theo yêu cầu sử dụng

· Cánh được làm bằng nhôm định hình có chiều dày từ 0.8mm đđến 1,5mm

· Khung được làm bằng nhôm định hình có chiều dày từ 1,0mm đến 2mm.

· Sơn tĩnh điện màu trắng (sẽ được quyết định bởi Chủ đầu tư và giám sát)

– Các yêu cầu cho miệng gió loại lá sách. Loại gắn trên tường

· Cánh làm từ nhôm định hình có chiều dày 2mm

· Khung làm từ nhôm định hình có chiều dày 2mm

· Sơn tĩnh điện màu trắng (sẽ được quyết định bởi củ đầu tư và giám sát)

Quạt

a. Tổng quát:

– Quạt được chọn để đảm bảo đạt được các mức công suất chỉ rõ trong bản vẽ và bảng liệt kê. Nhà thầu phải kiểm tra thực tế các cột áp để đáp ứng các đặc tính lưu lượng của quy định này.

b. Qụat hút loại inline.

– Cấu tạo và đặc tính kỹ thuật:

· Quạt ly tâm dẫn động trực tiếp gắn ống, bao gồm hộp cabinet, motor

· Động cơ 220V, 1 pha, 50Hz.

· Cánh nghiêng về phái trước, vỏ làm từ thép tấm mạ kẽm, dạng motor cảm ứng với phần trục bên ngoài.

· Truyền động trực tiếp hoặc dây đai.

c. Quạt hút gắn tường

– Bao gồm các bộ phận sau:

· Khung, thanh đỡ động cơ, lưới chống côn trùng

· Có cửa chớp chắn dòng và chắn mưa.

· Cách hướng trục được xử lý nhiệt và xử lý ăn mòn.

· Motor ,1 pha, 50Hz kèm khớp đầu nối.

d. Quạt hút gắn trần:

– Bao gồm các bộ phận sau:

· Vỏ quạt bằng nhựa.

· Miệng thổi có màu sắc phù hợp với màu của trần giả.

· Có cánh chắn dòng.

· Motor – 1 pha – 50Hz.

· Cách hướng ly tâm được xử lý nhiệt và xử lý ăn mòn

Cách ly chấn động tiếng ồn.

a) Khái quát

– Nhà thầu phải cung cấp và lắp đặt các thiết bị, vật liệu và những chi tiết có liên quan đến việc điều khiển độ ồn và độ rung động. Chúng phải được chỉ ra trên bản vẽ và mô tả trong Quy cách kỹ thuật.

– Nhà thầu phải kết hợp với những bộ phận khác để tránh những hoạt động của họ có thể ảnh hưởng đến việc xử lý độ ồn và độ rung động, ví dụ như việc tô trát cần tránh bất kỳ sự tiếp xúc nào làm ảnh hưởng đến việc cách rung.

– Trước khi lắp đặt, Nhà thầu phải góp ý cho Chủ đầu tư và các Đơn vị tư vấn về những va chạm tới các bộ phận khác có thể xảy ra, có thể gây nên những tiếp xúc truyền dẫn không thể tránh khỏi với các thiết bị của họ do không đủ không gian hoặc các vấn đề ngoài dự kiến.

– Trước khi lắp đặt, Nhà thầu phải lưu ý với Chủ đầu tư và Đơn vị tư vấn bất kỳ sự không thống nhất nào giữa đặc trưng kỹ thuật và những điều kiện thực tế của công trường hoặc các sự thay đổi do việc lựa chọn lại thiết bị. Nếu có bất kỳ sự sai sót xảy ra sau khi lắp đặt do sự thiếu thống nhất giữa các bộ phận thì Nhà thầu phải chịu hoàn toàn mọi chi phí sửa chữa.

– Nhà thầu sửa lại mà không tăng giá thành tất cả những công việc lắp đặt chống rung bị hư hỏng do tay nghề công nhân hoặc vật liệu không đúng.

– Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về việc cung cấp các giảm chấn có kích thước và khả năng phù hợp với yêu cầu về biên độ dao động và phải tham khảo những chỉ dẫn của nhà chế tạo sản phẩm.

– Nhà thầu phải đệ trình cho Chủ đầu tư và Đơn vị tư vấn thiết kế duyệt về các dữ kiện của sản phẩm bao gồm: tính năng kỹ thuật của nhà chế tạo và những chỉ dẫn lắp đặt chúng.

– Nhà thầu phải đệ trình cho Chủ đầu tư và Đơn vị tư vấn thiết kế các loại giảm chấn, nhà chế tạo, vị trí, thiết bị cần giảm chấn và các đặc trưng kỹ thuật. Tất cả các thuyết minh thiết kế kỹ thuật: Hệ thống điều hòa không khí và thông gió 11 thông tin kỹ thuật phải bao gồm chiều cao tự do của giảm chấn, biên độ dao động tĩnh tại tải đề ra, đường kính lò xo và vật liệu.

– Nhà thầu phải đệ trình các tính toán chỉ ra bằng biên độ dao động của khung lắp vào thiết bị không vượt quá một phần mười của biên độ dao động chống rung. Biên độ dao động cũng phải được xem xét khi lựa chọn bộ chống rung.

– Bộ chống rung phải được sản xuất bởi một nhà chế tạo có danh tiếng. Chỉ một nhà sản xuất được cung cấp tất cả các bộ giảm rung. Sau khi ký hợp đồng Nhà thầu phải đệ trình cho Chủ đầu tư và Đơn vị tư vấn thiết kế một bảng liệt kê đầy đủ tất cả các sản phẩm được sử dụng bao gồm tên của nhà sản xuất và tất cả các dữ kiện liên quan đến sản phẩm.

– Tần số cộng hưởng của hệ thống chống rung phải thấp hơn bất kỳ một tốc độ hoạt động nào và không có tình huống nào xảy ra trùng hợp với tần số tự nhiên của bất kỳ cơ phận nào trên thiết bị.

– Hệ thống giảm chấn phải được chọn phù hợp với môi trường mà thiết bị được lắp đặt, ví dụ : chống, chống rỉ sét…

– Các bộ giảm chấn phải hoạt động theo phương thẳng của tải ngược với độ lệch.

· Đường cong tải ngược với độ lệch phải được cung cấp bởi nhà chế tạo, và phải là tuyến tính đối vơí độ lệch không ít hơn 50% cao độ lệch thiết kế.

· Yêu cầu phải có biện pháp ngăn ngừa quá tải cho bộ giảm chấn trong quá trình lắp đặt hoặc bảo trì.

b) Bộ cách ly bằng cao su:

– Chi tiết đàn hồi của bộ cách ly phải được bọc bằng những tấm, vỏ, chi tiết dập hoặc chi tiết ép bằng thép mềm hoặc hợp kim thép. Cả chi tiết đàn hồi lẫn chi tiết bọc phải là loại chống dầu bôi trơn, nước và phải phù hợp với nhiệt độ hoạt động.

– Vị trí của các bulông cố định phải không được tạo nên những ứng suất không cần thiết cho chi tiết đàn hồi.

– Biên độ dao động học và hệ số chống rung của vật liệu đàn hồi tại tốc độ hoạt động của thiết bị cần đỡ phải được sử dụng khi tính toán hiệu suất cách ly thay cho việc sử dụng giản đồ hiệu suất cách ly đã được chứng nhận.

– Cần phải gắn nhãn xuất xứ cho các khung có độ cứng thay đổi theo phương của dao động để sử dụng suốt trong quá trình bảo trì và lắp đặt.

c) Bộ đệm cách rung

– Miếng đệm cao su hình vuông phải được chế tạo bằng cao su có độ cứng từ 40 – 50, nếu có yêu cầu một miếng thép dày 1,6mm cùng diện tích được dán dính vào chúng.

– Các bulông bắt xuyên qua miếng cao su giảm chấn phải được cách ly khỏi máy bằng các vòng đệm cao su. Miếng cao su giảm chấn có thể được sử dụng không cần có các bulông giữ nếu rung động là nhỏ và trọng lượng của máy đủ sinh ra lực ma sát sao cho chúng không thể di chuyển.

– Diện tích của miếng đệm được sử dụng và số lớp phải được xác định cho từng ứng dụng tương ứng với khuyến cáo của nhà chế tạo.

d) Giá treo và trụ đỡ ống gió

– Tất cả các ống gió giữa quạt và nối mềm ống gió phải có chi tiết lắp đàn hồi cùng độ lệch tĩnh như quạt.

– Các giá treo sử dụng để điều khiển rung động phải bao gồm một khung thép hàn chứa đựng lò xo xoắn ốc hoặc bộ cách ly sợi thủy tinh/ cao su và phù hợp cho treo nhờ các ti. Các bộ cách ly phải được bảo vệ khỏi quá tải. Biến dạng không vĩnh viễn của lò xo phải là do sử dụng tải lớn nhất 150%.

– Vòng treo phải có thể mang gấp 5 lần tải thông thường lớn nhất mà không có bất kỳ sự biến dạng nào. Sự bố trí của ti treo phải cho phép chuyển động mà không có sự tiếp xúc nào giữa kim loại và kim loại.

e) Nối mềm và nối giãn nở:

– Nối mềm cao su phải được sử dụng cho tất cả các thiết bị được chỉ thị trong bản vẽ hoặc trong danh mục thiết bị. Chúng phải được chế tạo từ nhiều lớp sợi bằng nylon và cao su bằng việc ghép và lưu hóa cao su trong các máy ép cao su thủy lực. Ở đầu ống nối mềm được sử dụng, chúng phải có chiều dài xấp xỉ từ 6 đến 10 lần đường kính của nó. Trong đó ống nối mềm loại 2 múi là thích hợp hơn cả.

– Đường tâm của nối mềm phải vuông góc với phương rung động.

– Nếu nối giãn nở được sử dụng để cách rung, hệ thống ty treo phải được làm sao cho nó có thể ngăn cản được sự tiếp xúc giữa kim loại với kim loại trong suốt quá trình chuyển động của mối giãn nở.

– Nếu các ống được nối vào thiết bị bằng các nối mềm thì 3 ụ chống hoặc giá treo đầu tiên sau nối mềm phải có lắp cách rung với độ lệch tĩnh 25mm hoặc 1/2 độ lệch tĩnh của hệ thống lắp được sử dụng cho thiết bị nếu chúng lớn hơn.

f) Các thiết bị kết hợp khác và các thiết bị không rung

– Tất cả các thiết bị kết hợp điện và cơ khác có khả năng gây nên ồn và rung động đều phải được các rung bằng các lò xo và cao su giảm chấn có độ lệch tĩnh là 25mm.

– Để cắt đứt các đường truyền dẫn độ ồn và rung động, tất cả các thiết bị không rung phải được cách rung bằng các miếng đệm ma sát bằng cao su.

– Nhà thầu phải có trách nhiệm đưa các chi phí của những công việc như vậy vào giá dự thầu.

g) Điều kiện về âm thanh

– Phần này bao gồm các yêu cầu chung về vật liệu, kết cấu và các ứng dụng khác để tạo nên một môi trường âm thanh phù hợp và tiêu chuẩn mô tả dưới đây.

– Mức độ ồn tổng tạo nên từ tất cả các máy móc điện và cơ hoặt động một cách đồng thời cũng như là tiếng ồn khí động được phát tra hoặc do truyền dẫn bằng kết cấu qua môi trường ống gió hoặc qua môi trường không khí phải được giới hạn trong mức ồn sau đây, trừ khi được chỉ khác đi trong các phần đặc biệt của đặc trưng kỹ thuật này.

– Sự truyền tiếng ồn ra bên ngoài tới các vùng lân cận phải được tuân theo các qui tắc của chính quyền địa phương.

– Nhà thầu phải chịu trách nhiệm cung cấp các sản phẩm tiêu âm với kích thước và khả năng thích hợp cho mức độ tiêu âm và yêu cầu về độ ồn. Nhà thầu thuyết minh thiết kế kỹ thuật: Hệ thống điều hòa không khí và thông gió nhà thầu cũng phải theo các hướng dẫn từ nhà chế tạo hoặc người cung cấp những sản phẩm này.

– Nhà thầu phải đệ trình cho Chủ đầu tư và Đơn vị tư vấn thiết kế duyệt các thông tin về sảnphẩm bao gồm các đặc trưng kỹ thuật và chỉ dẫn lắp đặt của nhà chế tạo.

– Nhà thầu phải đệ trình loại, nhà chế tạo, vị trí, hệ thống và các đặc trưng kỹ thuật của vật liệu tiêu âm cho Chủ đầu tư và Đơn vị tư vấn thiết kế duyệt. Các đặc trưng kỹ thuật phải bao gồm mức độ giảm âm, độ ồn và mức ồn của thiết bị được chọn.

– Nhà thầu phải đệ trình dữ liệu kiểm tra đã được xác nhận và mức giảm ồn, mức độ ồn của nó và đặc tuyến khí động của kiểm tra trước hoặc sau bộ tiêu âm.

– Vật liệu tiêu âm phải được sản xuất bởi một nhà chế tạo đã có danh tiếng.Trong một khoảng thời gian hợp lý sau khi ký hợp đồng và trước khi đặt hàng bất kỳ vật liệu nào, nhà thầu phải đệ trình cho Chủ đầu tư và Đơn vị tư vấn thiết kế một bản đầy đủ

liệt kê tất cả các sản phẩm dùng cho công trình bao gồm tên các nhà chế tạo và tất cả các thông tin của sản phẩm.

– Nhà thầu và nhà cung cấp phải góp ý cho Chủ đầu tư và Đơn vị tư vấn thiết kế bằng văn bản và bằng sự cộng tác bất kỳ những khiếm khuyết nào về vấn đề tiêu âm và về điều kiện của hệ thống khi làm việc.

h) Biện pháp cách âm:

– Ở đầu ống gió và các hệ thống khác đi xuyên qua tường, sàn hoặc trần thì các lỗ bỏ phải được đệm cách âm như sau:

· Một khe hở từ 12–20mm xung quanh ống gió phải được điền đầy bằng các vật liệu tiêu âm là bông khoáng hoặc sợi thủy tinh mật độ cao. Vật liệu tiêu âm này được nén chặt và bít lại bằng mastic tại hai đầu để làm cho kín khí giữa hai bên.

· Nhà thầu phải đảm bảo chắc chắn rằng tất cả các lỗ ống và gain gió và được đệm cách âm tốt và không có sự rò rỉ âm thanh xuyên qua các lỗ bỏ và không có rung động hoặc tiếng ồn của các hệ thống cơ khí có thể nhận ra được tại bất kỳ nơi nào của không gian làm việc.

– Kiểm tra độ ồn và rung động

· Việc kiểm tra phải được tiến hành để đảm bảo sự lắp đặt phù hợp với tiêu chuẩn được đề ra.

· Việc kiểm tra phải được tiến hành khi thiết bị cơ khí đang hoạt động tại điều kiện thông thường. Vào lúc kiểm tra, không gian được kiểm tra phải không có người và không chịu bất kỳ âm thanh lạ nào lọt vào.

· Tất cả các thiết bị sử dụng cho kiểm tra phải được cân chỉnh. Bộ đo mức âm và bộ lọc âm tần được sử dụng phải phù hợp với độ chính xác ISO/IEC 651 và các yêu cầu chung của bộ đo mức âm.

· Tất cả mức suất âm (dBA) phải được đọc trực tiếp từ bộ đo mức âm hoặc được vẽ trên giản đồ của bộ ghi mức âm. Thiết bị phân tích thời gian thực có thể được sử dụng để kiểm tra độ hiệu quả của bộ cách rung nếu nghi ngờ về sự cách rung không đủ theo đề nghị của Tư vấn thiết kế.

· Nhà thầu phải có trách nhiệm chỉnh sửa nếu mức âm và độ rung do lắp đặt vượt quá yêu cầu. Nhà thầu cũng phải chịu trách hoàn toàn mọi chi phí của tất các các phép thử lại sau khi sửa chữa.

Nhận Báo Giá
English